Đặt tên Công ty theo Phong Thủy

phong thuy van phongĐặt tên Công ty theo Phong Thủy
Cũng giống như tên người, tên công ty có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Đặt tên theo đúng luật Âm Dương, Ngũ Hành sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.

Trước hết việc đặt tên cần dựa theo ý nghĩa của tên, phải phản ảnh được những ước vọng tốt đẹp, hoặc phản ánh được quan điểm kinh doanh, tiêu chí hành động của công ty. Ví dụ, “Thành Đạt” biểu hiện sự thành công, may mắn. “Sáng Tạo” biểu hiện ước muốn tiến tới sự sáng tạo, hoàn thiện trong quá trình hoạt động.

*
Về Âm Dương tên phải có sự cân bằng, tránh thuần Âm hoặc Thuần Dương. Ví dụ tên “Chiến Thắng” có hai vần trắc nên là thuần Dương, tên “Minh Long” thể hiện sự cân bằng về Âm Dương.
*
Về việc phân định Bát Quái cho tên để dự đoán tương lai của công ty được thành lập theo nguyên tắc như sau. Dựa vào số lượng chữ cái để tính số, thông qua số để lập thành quẻ. Tên được chia làm 2 phần, phần trước nhiều, phần sau ít. Ví dụ “Chiến Thắng” chia làm 2 phần là “Chiến” và “Thắng”. Nếu tên bao gồm 3 từ thì lấy 2 từ đầu cho phần 1, từ thứ 3 cho phần 2. Ví dụ “Tân Hoàng Minh” thì “Tân Hoàng” là phần 1, “Minh” là phần 2.

Sau đó tiến hành đếm số chữ cái cho mỗi phần để lập quẻ, mỗi chữ cái được tính là 1 đơn vị, mỗi dấu cũng được tính là 1, ví dụ “Chiến” tính là 6, “Thắng” tính là 6, chú ý không tính các móc của các chữ.

Sau khi có số chữ của 2 phần tiến hành lập quẻ theo số của Tiên Thiên Bát Quái. Trường hợp ”Chiến Thắng” 6/6 được quẻ Thuần Khảm.

*
“Tân Trọng Minh” 9/4 được quẻ Thiên Lôi Vô Vọng
*
“Mai Linh” 3/4 được quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp

Bước tiếp theo tiến hành dự đoán trên ý nghĩa quẻ. Các trường hợp trên ta thấy quẻ Vô Vọng xấu nên việc kinh doanh không có lợi về lâu dài. Quẻ Phệ Hạp có lợi cho việc kinh doanh thực dụng trong thời gian ngắn.

Người giám đốc, người làm chủ phải có mệnh cung phù hợp với các Quẻ của tên. Trường hợp Đông Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Trường hợp Tây Tứ Mệnh thì hợp với các quẻ Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 200.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, đồng nghĩa với việc rất nhiều thương hiệu cần xem xét sao cho “thuận” tâm lý kinh doanh của người Á Đông.

Những quy tắc đặt tên cho một công ty cơ bản được tổng kết như sau:

Đơn giản dễ nhớ

Để tránh gây cảm giác phức tạp hay kỳ quặc, quái gở mà cũng tiện cho thiết kế và in ấn bao bì, tên công ty bằng tiếng Việt nên dùng hai chữ. Tên sản phẩm cũng nên liên hệ với công dụng của chúng, như hạt nêm “Aji ngon”…

Cũng phải lưu ý không đặt những tên gọi khiến khách hàng hiểu sai. Trường hợp Công ty “Toàn Lợi” là một ví dụ, khách hàng có thể hiểu rằng, nhà kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi ích của mình.

Ngụ ý tốt đẹp

Khi đọc lên mọi người liên tưởng đến ngay những điều tốt lành, như “Vĩnh Xuân”, “Nhật Minh”…

Âm thanh hài hoà

Các âm liên kết với nhau khi đọc lên có giai điệu gây cảm giác dễ chịu, như: Trường Xuân, Gia Hưng…

Âm hay ý đẹp

Khi đọc lên người ở bất cứ nước nào cũng thấy đơn giản, mạnh mẽ, gọn gàng, như từ SONY, KODAK… Tránh trường hợp như công ty bánh gatô LAPUTA của Nhật mang sản phẩm sang thị trường Bồ Đào Nha, khách hàng ở đây không dám mua, vì Laputa trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “gái bán hoa”…

Tên công ty đồng thời cũng tạo hình ảnh công ty

Để làm điều đó, người ta thường lấy địa danh để đặt tên, như Công ty may Thăng Long, Công ty than Hòn Gai… Cũng có thể lấy vật cát tường như Long, Ly, Quy, Phượng có gắn với các từ chỉ may mắn, tiền bạc để đặt tên cho Công ty, chẳng hạn: Kim Quy, Vạn Long, Kim Long… Hay dùng các từ chỉ cao sang, phú quý để đặt, như: Hồng Đô, Tân Thời Đại, Cao Nhã…

Cũng có khi người ta dùng các tên gọi truyền thống hàm nghĩa an khang thịnh vượng, như: Đại Bảo, Gia Thái…

Có khi dùng những chữ Việt bỏ dấu, như Van Long (Vạn Long), Tre Nguon (Nguồn Trẻ), Dong Tam (Đồng Tâm); dùng tên viết tắt, như TTNT. T&T, D.D&C (Trang trí nội thất Design- Decoration and Constrution), Văn phòng kiến trúc Arts…

Hoặc cũng có thể dùng cách: lấy tên chủ doanh nghiệp kết hợp với tên lĩnh vực kinh doanh, hoặc địa danh với chuyên ngành, như: Hanoi Video, Minh Electronics…; dùng từ tiếng Anh kết hợp với tên chủ doanh nghiệp, như King Hưng (Vua Hưng), King Đông (Vua Đông )…

Khi đặt tên công ty, dân gian VN xưa thận trọng kiêng những tên húy của các vị thánh thiêng, như không dùng chữ “Tuấn”, vì kỵ huý đức thánh Trần Hưng Đạo có tên là Trần Quốc Tuấn. Tại Hà Nội, không dùng chữ “Lang”, vì kỵ huý đức thánh Linh Lang được thờ tại đền Voi Phục cạnh công viên Thủ Lệ. Không dùng những chữ mà dân gian kiêng, như “Lạc Phúc”, vì không ai lại muốn làm “lạc” cái phúc của bản thân mình…
———
Trên thế giới có hẳn những công ty chuyên đặt tên cho doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng… Muốn một cái tên hay, người ta phải trả tới hàng trăm nghìn USD. Đổi lại, tên tuổi cửa hàng sẽ là thương hiệu gắn liền với sự thành công trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Một cái tên hay, ý nghĩa sẽ là tài sản vô hình mà sau này không thể mua được bằng tiền. Trước khi đặt tên cho cửa hàng, bạn có thể tham khảo 7 nguyên tắc dưới đây:

1. Đặt tên theo đặc trưng sản phẩm: Đây là nguyên tắc kinh điển hơn và đơn giản nhất. Nó sẽ thông báo với khách hàng chủng loại hàng hoá được bày bán. Điều này giúp cho khách hàng lựa chọn ngay được sản phẩm cần mua khi đang tìm kiếm. Ví dụ: Cửa hàng đồ uống giải khát, cửa hàng báo chí, cửa hàng vật liệu xây dựng.

2. Đặt tên theo địa danh, địa chỉ: Giúp cho khách du lịch, khách hàng ở nơi khác đến tin tưởng hơn vào uy tín sản phẩm. Ví dụ: Phở Hà Nội, Lụa Hà Đông… Nếu bạn đang sở hữu địa chỉ nhà dễ nhớ như 99, 222, 1.000… hãy tận dụng lợi thế này làm tên cửa hàng. Nó sẽ tạo ấn tượng đậm nét cho người mua, giúp họ dễ dàng định vị và tìm đến cửa hàng của bạn nhanh chóng.

3. Tên theo đặc điểm cửa hàng: Quán Cây Si, Cửa hàng lưu niệm Lá Me, cafe Góc Phố… là những cái tên nghe thật thân thiết. Chỉ một, hai lần đến, khách đã cảm thấy gần gũi, thân quen từ bao giờ. Ngay cả đặc điểm của chủ nhân cũng có thể trở thành thương hiệu như Anh Tú Béo, Bia hơi Chú Chín, Lẩu mắm Bà Sáu…

4. Tạo sự liên tưởng: Rất hợp lý khi bạn chọn những từ như Ấm áp mùa đông cho cửa hàng bán máy điều hoà không khí, hay Ánh sáng hồng cho cửa hàng ban bếp gas.

5. Cái tên kích thích sự tò mò: Điều này rất hữu hiệu khi bạn kinh doanh một sản phẩm mới hay muốn làm mới một sản phẩm cũ. Ví dụ: Hãy đặt tên BaĐuNo-BaĐuLa cho cửa hàng Bánh đúc nóng, bánh đúc lạc. Chắc chắn những cái tên nghe lạ tai này sẽ kích thích trí tò mò của khách hàng, nhất là giới trẻ ưa khám phá.

6. Đặt tên theo quy mô cửa hàng: Nếu kinh doanh một lượng hàng hoá lớn, phong phú về chủng loại, bạn có thể chọn những cái tên như siêu thị thuỷ tinh, thế giới đồ chơi… Nó hứa hẹn cho khách hàng một sự lựa chọn phong phú, dễ tìm được sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, cần tránh dùng những cái tên quá “kêu” này cho các cửa hàng nhỏ, bán lẻ vì sẽ gây tác dụng ngược. Khi khách thất vọng, họ sẽ chẳng bao giờ quay trở lại cửa hàng bạn lần thứ hai đâu.

7. Tránh hiểu sai ngữ nghĩa vùng, quốc gia… Điều này rất quan trọng khi cửa hàng bạn đón khách nước ngoài. Trước đây, đã có một kinh nghiệm xương máu khi một cửa hàng mỳ ăn liền lấy tên Mỹ Dung xuất khẩu ra nước ngoài. Kết quả, hàng bán lỗ nặng. Theo tiếng Anh, “dung” có nghĩa là phân. Nghe thế, ai còn dám ăn món này nữa?

SimKinhDich (st)

Các tin khác:

About phongthuysimdep

TRUNG TÂM SIM SỐ ĐẸP VIỆT NAM Trụ sở: Km10, Quốc lộ 32, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội VPGD: Số 1/20 Nguyễn Viết Xuân, Thanh Xuân, Hà Nội VP HCM: Số 13, đường Tiền Giang, Q Tân Bình, T.p HCM Điện thoại: (04) 3999.9911 – 2120.6789 ** Fax: (04) 35.666.113 Hà Nội: 0979.883.888 *** T.p HCM: 0909.01.0000 Website: www.SimKinhDich.vn – www.SoDepVietnam.com ---- GIAO SIM SỐ TẬN NƠI TRÊN TOÀN QUỐC ----

Posted on October 26, 2012, in Phong Thủy Văn Phòng and tagged , , . Bookmark the permalink. Leave a comment.

Leave a comment